Cà phê là một loại thức uống quen thuộc của người Việt và kinh doanh cà phê tại Việt Nam vẫn luôn là một ngành hàng hot. Có rất nhiều người đã trả lời là muốn mở một quán cà phê khi họ đã có một số vốn nhất định. Tuy nhiên việc biến ý tưởng, đam mê thành một kế hoạch mở quán cà phê hiệu quả và thành công không phải là một điều dễ dàng. Trong bài viết này, Roplus sẽ chia sẻ với bạn 11 kinh nghiệm cần thiết khi mở quán cà phê. Giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và định hướng rõ ràng hơn trong việc xây dựng nên quán cà phê của riêng mình.
Có niềm yêu thích và kiến thức cơ bản về cà phê
Điều đầu tiên để kinh doanh quán cà phê là bạn nên xác định rằng mình thật sự yêu thích và đam mê thứ thức uống tuyệt vời này. Tuy nhiên, chỉ đam mê là không đủ, bạn vẫn cần có những kiến thức căn bản về cà phê. Nói một cách đơn giản, bạn nên biết được hương vị đặc trưng của các dòng Arabica, Robusta hay Culi để có những cái nhìn khách quan nhất về mặt hàng mình sẽ kinh doanh. Hay thậm chí bạn có thể phối trộn và tạo được ra công thức cho riêng cửa hàng cà phê của mình.
Biết về các loại máy pha cà phê
Trong thời đại công nghệ dần lên ngôi, các cửa hàng cà phê cũng liên tục cập nhật và bắt đầu chuyển sang pha máy thay vì pha thủ công như trước kia. Việc pha cà phê bằng máy phần nào thể hiện được tính chuyên nghiệp và sự đầu tư của một quán cà phê hiện đại. Bên cạnh đó, việc pha máy giúp giảm thời gian chờ của khách hàng và đảm bảo được chất lượng của những ly cà phê sẽ là đồng đều nhất. Hiện tại thị trường có rất nhiều loại máy pha cà phê với nhiều công suất, mức giá, xuất xứ khác nhau. Tùy vào quy mô cửa hàng mà mỗi chủ quán sẽ chọn cho mình được loại máy pha phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu theo đuổi phong cách cổ điển thì bạn vẫn có thể lựa chọn các loại phin pha cà phê cho quán mình. Trên thị trường hiện tại có các loại phin chính: phin nhôm, phin inox và phin sứ…
Tìm hiểu các phương pháp pha cà phê
Để kinh doanh một quán cà phê, bạn chắc chắn sẽ phải thuê những barista có tay nghề để quán hoạt động một cách tối ưu nhất. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn nên nắm được một số phương pháp để có thể quản lý menu thật hiệu quả. Hiện nay, giới cà phê chia ra 4 cách pha chính pha cà phê bằng cách đun sôi, pha bằng cách ngâm, pha cà phê bằng áp suất, pha cà phê bằng phin nhỏ giọt.
Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cà phê
Xác định khách hàng mục tiêu sẽ là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét khi quyết định mở quán cà phê hay bất kì loại hình kinh doanh khác. Việc nhìn thấy chính xác chân dung của khách hàng mục tiêu sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của bạn từ phong cách setup quán, màu sắc chủ đạo, không gian quán. Bạn cần xác định một số yếu tố về khách hàng mục tiêu như:
Đối tượng khách hàng: Cả nam và nữ nhưng chủ yếu là nam, có độ tuổi từ 18-45
Tần suất: đến quán từ 1-3 lần trong 1 tuần
Xu hướng chọn quán: Nữ sẽ chọn những quán nhìn có vẻ thanh lịch và sang trọng, nam thích chọn những quán có không gian cổ điển, toát lên vẻ mạnh mẽ, nam tính, pha cà phê ngon.
Mục đích đến quán: cần nơi thoáng mát để gặp gỡ bạn bè, cần một không gian yên tĩnh để có thể tập trung học tập, làm việc.
Thời điểm đến quán: Mua một ly cà phê cho buổi sáng, vào giờ nghỉ trưa và có thể là sau giờ tan làm buổi chiều.
Ngoài ra, khi bắt đầu kinh doanh quán cà phê, chúng ta cũng nên xem xét về cách những đối thủ đi trước đã làm như trang trí quán, bố trí menu để có một cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về bức tranh kinh doanh trong tương lai.
Chọn loại hình
Quyết định chọn loại hình mở quán cà phê nên được xem xét thật kỹ lưỡng vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tập khách hàng mục tiêu mà chúng ta sẽ đạt đến. Tại Việt Nam, một số loại hình sẽ được xem xét như: quán cà phê bình dân hướng đến những người lao động phổ thông, đại trà. Mô hình quán cà phê kèm bữa sáng sẽ được dân văn phòng thích thú vì sự tiện lợi và họ cũng có nguồn thu nhập ổn định để chi trả. Quán cà phê Take away cũng được nhiều học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng lựa chọn để tránh mất nhiều thời gian, những quán này thường được đặt ở gần trường học, công ty. Quán cà phê sinh viên sẽ cần có thức uống mới mẻ, phù hợp với giới trẻ và phải có một mức giá mềm. Quán cà phê sân vườn sẽ rất cầu kỳ và cần được thiết kế tinh tế, kỹ lưỡng, hình thức này sẽ nhắm đến những khách hàng có thu nhập cao và ổn định.
Chọn địa điểm
Địa điểm cũng là một vấn đề cần được xem xét và ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hoạt động của quán cà phê có thành công hay không. Nếu chọn mặt bằng tại gần các trường học, công ty, văn phòng thì bạn sẽ tiếp cận được gần với nguồn khách hàng của mình, giúp cơ hội kinh doanh thành công của bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, cũng nên lưu ý lựa chọn những nơi rộng rãi, mặt bằng đẹp để thu hút được khách hàng và có chỗ để khách gửi xe.
Lên Menu
Một vấn đề nữa quyết định sự thành bại của quán cà phê đó chính là Menu. Thức uống ngon sẽ giúp khách hàng có thêm động lực để ghé vào quán bạn những lần sau. Một menu chất lượng nên được góp ý bởi các barista có nhiều kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này. Ngoài ra, Menu cũng nên được chia làm các danh mục rõ ràng như các loại cà phê truyền thống, các loại cà phê hiện đại, các loại nước ép, các loại thức uống khác,..Một điều nữa là việc thiết kế Menu, nếu không có ngân sách và có gu thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế Menu bằng các phần mềm như Photoshop, AI hay thậm chí là Canva, Tuy nhiên, bạn cũng có thể thuê thiết kế để có một mẫu Menu thật chuyên nghiệp.
Setup cửa hàng
Khi bắt đầu mở quán, sẽ có rất nhiều khoản bạn muốn tiết kiệm, một trong số đó là chi phí setup cửa hàng. Bạn có thể tự lên ý tưởng và tham khảo thêm trên internet để có một bản thiết kế của riêng mình. Song, việc tự thiết kế và bố trí không gian của cả một quán cà phê là rất khó, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu. Do đó, nhiều người chủ cửa hàng thường sẽ chọn cách thứ 2, đó chính là thuê dịch vụ trang trí cửa hàng từ bên ngoài. Mặc dù sẽ tốn thêm một khoản chi phí, nhưng họ là những người có nhiều kinh nghiệm và có những chuyên môn bài bản và dễ dàng làm chủ được bản thiết kế và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Tuyển dụng nhân viên
Trong dịch vụ, yếu tố con người là vô cùng quan trọng trong việc quyết định rằng dịch vụ đó có thành công hay không. Đã bao giờ bạn cảm thấy vui vẻ khi đến một cửa hàng mà nhân viên tại đó lúc nào cũng cau có, không tôn trọng khách hàng chưa? Chính vì vậy, nhân viên của quán nên có thái độ nhiệt tình, niềm nở để tạo ra ấn tượng bạn đầu thật tốt cho khách hàng. Các nhân viên pha chế thì cần có kỹ năng chuyên môn, có vị giác và gu thẩm mỹ tốt.
Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý
Để mở một quán cà phê cần phải chuẩn bị khá nhiều thủ tục và giấy tờ. Nhưng trên cơ bản thì hầu như mọi quán cà phê cần có những giấy tờ sau đây:
+ Giấy phép kinh doanh đúng trong lĩnh vực dịch vụ cà phê.
+ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Chú ý đến các loại thuế cần đóng (thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp)
Hoạt động marketing
Hiện nay khi các quán cà phê không ngừng mọc lên mỗi ngày, việc tạo ra sự khác biệt để được khách hàng chú ý tới bạn chính là yếu tố sống còn. Do đó, việc đầu tư vào hoạt động marketing là vô cùng cần thiết. Bạn có thể sử dụng những tờ rơi, poster, banner để thu hút cho khách hàng mục tiêu trong khu vực đó biết đến quán cà phê mới mở. Ngoài ra, khi mạng xã hội trở nên phổ biến đặc biệt là với giới trẻ, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận với những tập khách hàng này thông qua Facebook, Instagram hay thậm chí là Website… Nhưng dù sao đi nữa, cung cấp thức uống ngon và một dịch vụ tốt mới là yếu tố cốt lõi để có thể giữ chân được khách hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm đúc kết mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Roplus mong rằng qua bài viết này, những bạn với ý tưởng mở quán cà phê sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về bức tranh kinh doanh. Từ đó sẵn sàng bắt tay vào thiết lập quán cà phê của riêng mình.